Foxit Reader là phần mềm đọc file PDF miễn phí tốt nhất, đánh giá theo tính năng: miễn phí, đọc file PDF có dung lượng lớn cực nhanh, hỗ trợ đầy đủ chắc năng của 1 phần mềm đọc file PDF chuyên nghiệp (đọc file, coppy văn bản, tìm văn bản, đánh dấu văn bản, tạo menu,….)
Tải Foxit Reader mới nhất
Để tải foxit reader mới nhất các bạn truy cập vào website: http://www.foxitsoftware.com/downloads/ nhấp vào chữ Free Download ở bên phải dòng Foxit Reader. Mặc định trang download Foxit reader sẽ tự phát hiện hệ điều hành của bạn và hiển thị tùy chọn Windows 32/64-bit nếu bạn dùng hệ điều hành windows, nếu bạn dùng 1 số hệ điều hành khác như linux thì có thể nhấp vào tùy chọn và chọn hệ điều hành phù hợp.
Phần mềm Teamviewer là phần mềm miễn phí giúp cực kỳ hữu ích, phần mềm giúp bạn điều khiển máy tính người khác, hoặc người khác điều khiển máy tính bạn, qua đó các bạn có thể sữa lỗi phần mềm, chat, hướng dẫn máy tính, hỗ trợ …. với nhau.
Video hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Teamviewer
Windows 8.1 có khá nhiều phiên bản và bản cập nhật nên mọi người rất khó tìm cho mình được bản windows 8.1 mới nhất. Nếu tốc độ internet quốc tế của bạn mạnh bạn có thể tự tải file .ISO cài Windows 8.1, ngược lại nếu tốc tốc độ internet quốc tế của bạn yếu bạn có thể file do Blog Tin Học tải và upload gồm 4 bản Windows 8.1, Windows 8.1 pro 32bit và 64 bit mới nhất, file gốc từ Microsoft chưa từng bị chỉnh sữa nên mọi người hoàn toàn yên tâm.
Zalo đang phát triển mạnh mẽ và trở lên thông dụng, tuy nhiên trong những phiên bản đầu tiên thì Zalo chỉ hỗ trợ cho điện thoại nên mỗi khi bạn muốn dùng Zalo trên máy tính thì bạn phải cài phần mềm giả lập làm nặng máy, tốn thời gian và rất hay có lỗi. Tin vui là hiện nay Zalo đã ra mắt phiên bản dành cho máy tính bàn, tuy chưa có nhiều chức năng như trên điện thoại nhưng các chức năng đó sẽ dần dần được cập nhật đầy đủ.
DriverPack Solution là phần mềm giúp bạn tự động cài Driver tất cả các phiên bản.
Ở đây tới 3 phiên bản DriverPack Solution và mỗi phiên bản đều có thể cài Driver cho mọi phiên bản hệ điều hành Windows XP, 7, 8 và 10 (trong tương lai) giúp bạn cài Driver màn hình và Wifi cùng nhiều Driver khác. Tuy nhiên, các phiên bản mới do tích hợp đầy đủ Driver nên sẽ có dung lượng lớn hơn các phiên bản cũ, do đó các bạn nên đọc thông tin mỗi phiên bản để có sự lựa chọn phù hợp.
Hiện nay bạn có thể tải Windows 10 chính thức từ Microsoft bằng hai cách: sử dụng Media Creation Tool hoặc sử dụng các tiện ích mở rộng của Chrome, Cốc Cốc, Firefox. Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cả hai cách.
Nếu tốc độ mạng internet quốc tế của bạn mạnh, bạn có thể tải file .ISO cài Windows 10 theo Hướng dẫn tải Windows 10 chính thức từ Microsoft. Tuy nhiên nếu mạng quốc tế của bạn không mạnh thì bạn có thể tải Windows 10 Home và Windows 10 Pro theo link dưới đây.
Link tải Windows 10 Home và Pro
Hiện nay Microsoft đã gộp file ISO cài đặt của hai phiên bản Windows 10 Home và Pro thành một gọi là: file ISO Windows 10. Khi cài đặt Microsoft sẽ hỏi bạn chọn phiên bản cài đặt là Windows home hay pro:
Sau khi tải file về bạn có thể kiểm tra xem file tải về có bị lỗi trong quá trình tải hay không theo hướng dẫn kiểm tra tính toàn vẹn của file tải về bằng mã MD5
Windows 10 đòi key khi cài đặt?
Khi cài Windows 10, nếu bạn thấy thông báo đòi key kích hoạt như hình dưới thì bạn hãy click chuột vào I don’t have a product key như khung màu đỏ ở dưới để bỏ qua bước này.
WanDriver 6.5 hay Easy DriverPack 6.5 là phần mềm cho phép bạn cài Driver tự động cho mọi dòng máy trên các phiên bản Windows XP, 7 và 8.1. Ở đây mình có 5 phiên bản WanDriver tương ứng dành cho 5 phiên bản Windows, bạn hãy chọn phiên bản phù hợp với Windows bạn đang sử dụng:
Ở đây mình có 2 phiên bản Windows XP SP3 32-bit dành cho cài Windows XP bằng USB và CD. Đặc biệt lưu ý bạn không thể dùng phiên bản Windows XP dành cho CD để cài bằng USB nên bạn cẩn thận trước khi tải phiên bản phù hợp.
Để tạo USB Boot có nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sử dụng phần mềm Rufus, sau đó là phần mềm Universal USB Installer. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn tạo USB Boot bằng Universal USB Installer sao cho không bị lỗi phát sinh.
Lưu ý: phần mềm Universal USB Installer là phần mềm giúp bạn tạo USB Boot theo chuẩn Legacy, nên nếu máy tính của bạn hỗ trợ chuẩn UEFI và chưa bật chế độ hỗ trợ Boot Lagecy bạn hãy là theo hướng dẫn mở chế độ Boot Legacy
Trước khi thực hiện bạn cần chuẩn bị:
Tải phần mềm Universal USB Installer
Một file .iso cài Windows, Ubuntu, Kali linux hoặc các hệ điều hành, phần mềm khác mà bạn muốn tạo USB Boot
Một USB có dung lượng lớn hơn file .iso ít nhất 1 MB
Để tránh các lỗi phát sinh bạn hãy:
Di chuyển file .iso và phần mềm Universal USB Installer ra ngoài mà hình Desktop
Tắt phần mềm diệt virus đi vì có thể phần mềm diệt virus sẽ xóa file autorun có trong USB Boot sau khi thực hiện tạo USB Boot
Đảm bảo USB đã được cắm vào máy tính
Các lưu ý khác cần biết:
Nếu bạn chưa thiết lập hiển thị đuôi file thì bạn sẽ không thấy các đuôi file .iso, .exe hay .inf như trong hướng dẫn
File .iso bạn tải về có thể có biểu tượng Winrar, hình đĩa CD,… khác với trong hướng dẫn, bạn chỉ cần xem nó là file .iso và thực hiện như hướng dần này
Tiến hành tạo USB bằng tạo USB Boot
Đầu tiên bạn hãy mở phần mềm Universal USB Installer lên, sau đó nhấp chọn I Agree
[ads][/ads]Tiếp đến, bạn nhấp vào phần tùy chọn của Step 1 và tìm chọn tên Hệ điều hành hoặc phần mềm tương ứng với file .iso mà bạn đã chuẩn bị để tạo USB Boot. Ở đây mình tạo USB Boot cho Windows 7 nên mình chọn Windows 7 Installer
Tiếp đến, tại Step 2 bạn nhấp vào Browse
Có cửa sổ hiện lên bạn tìm tới nơi bạn để file .iso và nhấp vào file .iso đó, sau đó nhấp vào Open
Tại Step 3, bạn nhấp vào và chọn tên USB của bạn
Bạn chọn vào We will format… sau đó nhấp vào Create
Có thông báo hiện lên, bạn chọn Yes
Phần mềm bắt đầu tạo USB Boot, quá trình này diễn ra từ 5 tới 45 phút tùy theo tốc độ máy tính và dung lượng của file .iso mà bạn muốn tạo
Sau khi phần mềm chạy xong, bạn nhấp vào Close để hoàn tất quá trình tạo USB Boot
Bạn hãy mở USB lên, xem phần cột size của file autorun nếu có dung lượng 1 KB thì bạn tạo USB Boot thành công, nếu là 0 KB thì bạn tạo USB Boot không thành công, bạn hãy kiểm tra xem đã tắt phần mềm diệt virus hay chưa rồi tạo USB Boot lại
Khi chúng ta tạo USB Boot xong thì chúng ta không biết liệu chúng ta có tạo USB Boot thành công hay không nên nếu có lỗi khi Boot USB hoặc khi đang cài hệ điều hành hoặc phần mềm mà có lỗi thì chúng ta không biết cách khắc phục như thế nào. Để khắc phục điều đó bài viết mình sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra xem USB Boot có tạo thành công không.
Lưu ý: nếu bạn chưa thiết lập hiển thị đuôi file thì bạn sẽ không thấy các đuôi file .iso, .exe, .inf như trong hướng dẫn nhưng bạn vẫn thực hiện bình thường như hướng dẫn được.
Để thực hiện điều này bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tính toàn vẹn của file .iso
File .iso là file hệ điều hành hoặc phần mềm bạn dùng để tạo USB Boot.
Thông thường khi bạn tải một file bất kỳ từ internet về thì file đó có thể bị lỗi do tốc độ đường truyền, phần mềm tải file, trang tải file,… Để khắc phục điều đó, các trang tải phần mềm uy tín sẽ cung cấp một mã MD5 hoặc SHA1 của file để sau khi bạn tải file về bạn kiểm tra tính toàn vẹn của file bằng mã MD5 hoặc SHA1 đó. Nếu bạn tải các file trên BlogTinHoc.VN bạn sẽ thấy mỗi file đề đi kèm một mã MD5, với các trang không có mã MD5 hoặc SHA1 thì không có cách nào giúp bạn kiểm tra tính toàn vẹn của file được.
Bạn hãy dùng cách trên để kiểm tra file .iso, nếu có lỗi thì bạn tải lại và tạo USB boot lại.
Bước 2: Kiểm tra file autorun trong USB Boot
Trong quá trình tạo USB Boot, thông thường nếu bạn đang bật phần mềm diệt virus thì phần mềm này sẽ chặn việc đọc file file autorun được tạo trong USB boot, điều này dẫn đến tình trạng file autorun được tạo nhưng không có nội dung nên khi chúng ta Boot USB sẽ bị lỗi.
Để kiểm tra file autorun, sau khi tạo USB Boot xong bạn mở USB lên và nhìn ở cột Size (dung lượng) của file autorun, nếu nó là 1 KB thì bạn không có lỗi phát sinh, ngược lại nếu nó là 0 KB thì bạn hãy tắt phần mềm diệt virus đi và thực hiện tạo USB Boot lại
Với các máy tính bàn, đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng không sử dụng được bàn phím và chuột khi: khởi động vào USB Boot để cài Windows hoặc các công cụ USB Boot khác, khởi động vào màn hình CMD để gõ lệnh cài Win từ ổ cứng, khi các bạn thấy màn hình hiển thị dòng chứ “Press any to boot from USB..” nhưng ấn các phím vẫn không được….
Các tình trạng trên xảy ra là do mặc định máy tính bàn chỉ hỗ trợ chuột và bàn phím có cổng cắm tròn còn chúng ta sử dụng chuột và bàn phím qua cổng cắm USB như hình dưới:
Để khắc phục tình trạng này bạn cần khởi động vào BIOS và chỉnh sữa thiết lập để có thể sử dụng chuột và bàn phím qua cổng USB bình thường theo các bước sau:
Lưu ý: Với các máy tính bàn sử dụng mainboard thế hệ mới được sản xuất 4 năm gần đây (ví dụ các mainboard hỗ trợ RAM DDR4, CPU core i thê hệ thứ 6,.. ) thông thường sẽ bị lỗi này khi cài Windows 7 và lỗi này cũng thường xuất hiện kèm với lỗi A required CD/DVD drive device driver is missing. Với các máy tính này tốt nhất là các bạn cài Windows 8.1 hoặc Windows 10, tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn cài Windows 7 thì các bạn có thể tạo USB Boot cài Windows 8/8.1 sau đó cài Windows 7 từ ổ cứng thì sẽ không bị lỗi này nữa.
Bước 1: Khởi động vào BIOS của máy tính.
Để vào được BIOS thì các bạn cần khởi động máy tính lên và ấn liên tục phím tắt vào BIOS, phím này thường hiển thị khi các bạn vừa mở máy dưới dạng SETUP hoặc BIOS tùy máy tính.
Như máy tính của mình ở hình dưới, khi khởi động máy tính lên thì nó hiển thị dòng F2 to enter SETUP nên phím tắt của BIOS máy mình là F2. Với các máy tính khác nếu các bạn thấy có phím nào gần chữ BIOS hoặc SETUP thì các bạn hãy ấn nút đó để vào BIOS. Nếu các bạn không thấy phím tắt vào BIOS xuất hiện thì hãy thử các phím F2, ESC, Delete, F12 để vào BIOS
Bước 2: Bật chế độ hỗ trợ bàn phím và chuật qua cổng cắm USB
Sau khi vào BIOS, với mỗi máy tính thì có thể có các giao diện khác nhau. Với các giao diện bạn chỉ cần bật Enable các tính năng: USB keyboard function và USB Mouse Function hoặc Legacy USB Support
Với máy tính bàn dùng main Gigabyte thì BIOS sẽ có giao diện như hình dưới, khi đó bạn hãy sử dụng các phím mũi tên lên xuống và phím Enter để chọn dòng Integrated Peripherals như mình khoan hình vàng ở dưới:
Sau đó bạn di chuyển lần lượt tới các dòng USB Keyboard Function, USB Bouse Function ấn phím Enter và chuyển trạng thái của nó từ Disabled sang Enabled
Sau khi chuyển 2 thông số trên sang Enabled như hình trên bạn hãy ấn F10 và Enter để lưu lại các thay đổi cài đặt vừa thực hiện. Với các máy tính khác thì phím lưu có thể là phím khác, khi đó bạn hãy để ý ở góc màn hình có tên phím nào gần chữ Save thì ấn phím đó (như hình trên mình có khoan màu đỏ F10: Save)
Sau đó là bạn đã có thể sử dụng chuột và bàn phím bình thường.
Với giao diện BIOS của main Phoenix như hình dưới thì sau khi vào BIOS bạn hãy dùng phím mũi tên phải dể qua tab Advanced
Tại đây bạn cũng thực hiện tương tự nhưng với thông số Legacy USB Support chuyển sang Enabled rồi cũng Save bằng phím F10
Do có khá nhiều loại BIOS nên mình chưa thể tổng hợp đầy đủ để giới thiệu chi tiết với các bạn, nhưng dù là BIOS nào thì việc khắc phục tình trạng không sử dụng được bàn phím và chuột cũng là bật Enable chức năng USB Legacy Support hoặc USB Keyboard Function và USB Mouse Function nên nếu BIOS của bạn có khác với 2 giao diện BIOS mà mình giới thiệu thì bạn hãy cố gắng thực hiện tương tự nhé ^^
Với các phiên bản Ubuntu hiện nay khi cài đặt rất dễ có lỗi và mất hết dữ liệu máy tính nếu cài không đúng cách, mình cũng đã từng bị 1 lần nên có kinh nghiệm . Thực ra việc cài Ubuntu song song với Windows (tách biệt hoàn toàn với Windows, không phụ thuộc lẫn nhau) khá đơn giản, các phiên bản Ubuntu từ 11.10 trở đi cài đều giống nhau, hướng dẫn ở dưới dành cho tất cả các phiên bản Ubuntu muốn cài song song với windows 7, 8, XP.
Các điểm lưu ý trước khi cài Ubuntu theo hướng dẫn này
Hướng dẫn này mình thực hiện trên máy tính đang dùng ổ cứng theo chuẩn MBR, với máy tính dùng chuẩn GPT làm theo hướng dẫn này có thể sẽ bị lỗi. Các bạn xem thêm: cách kiểm tra ổ cứng máy tính chuẩn GPT hay MBR
Để an toàn tốt nhất các bạn hãy sao lưu dữ liệu quan trọng qua máy tính hoặc thiết bị lưu trữ khác (đề phòng rủi ro chứ cách cài này không làm mất dữ liệu bạn nhé :D)
Ưu điểm khi cài Ubuntu song song với windows bằng USB
Ubuntu được cài tách biệt hoàn toàn với Windows, khi windows bị lỗi không ảnh hưởng tới Ubuntu.
Không tốn tiền ghi file cài Ubuntu ra USB
Rất tiện dụng vì USB được hầu hết các máy tính hỗ trợ còn ổ đĩa CD thì tùy máy.
Chuẩn bị trước khi cài Ubuntu
USB dung lượng từ 2 GB trở lên (với 1 số phiên bản Ubuntu 32 bit có thể dụng USB 1GB)
File .ISO cài đặt Ubuntu, các bạn có thể tải phiên bản mới nhất ở http://www.ubuntu.com/download/desktop hoặc chọn các phiên bản Ubuntu khác mà bạn thích. Tuy nhiên theo mình, các bạn nên bản cách bản Ubuntu LTS (có chữ ‘LTS’ thì được Ubuntu hỗ trợ nâng cấp trong 4 năm tiếp theo thì phải, mình không nhớ rõ số năm :D). Phiên bản Ubuntu 14.04.1 LTS là tốt nhất hiện nay, các bạn có máy tính RAM trên 3GB thì nên cài 64 bit với các phiên bản Ubuntu 12.04 trở lên.
Phần mềm USB installer
Video hướng dẫn cài Ubuntu song song với Windows
Hướng dẫn cài Ubuntu song song với Windows chi tiết bằng hình ảnh
1. Tạo USB Boot cài Ubuntu
Trước tiên bạn hãy tắt các phần mềm diệt Virus đang chạy trên máy tính đi, vì khi Boot USB thì file cài hệ điều hành Ubuntu có 1 file Autorun, file này bị các phần mềm diệt virus cho là độc hại (nhưng ở đây file cài HĐH chắc chắn không đọc hại nhé :D) nên sẽ xóa đi, làm cho quá tình Boot USB thiết file Autorun dẫn đến không dùng cài HĐH được.
Sau đó, bạn mở phần mềm USB installer mới download ở bước chuẩn bị lên nhấp vào “I Agree“.
Cửa sổ mới hiện lên, tại Step 1 bạn chọn Ubuntu, tại Step 2 bạn nhấp vào Browse tìm đường dẫn tới file .iso cài Ubuntu đã tải ở bước chuẩn bị, tại Step 3 bạn chọn tên USB của bạn và click chọn “Web will format….” sau đó các bạn nhấp vào Create để phần mềm bắt đầu quá trình Boot USB. Trong thời gian chờ đợi bạn có thể thực hiện bước 2.
Sau khi quá trình Boot USB thành công bạn chỉ cần nhấp vào Close.
2. Tạo phân vùng cài Ubuntu
Đầu tiên bạn vào My computer nhấp chuột phải vào My computer trên windows 7 hoặc This PC trên Windows 8 chọn Manage
Trong cửa sổ tiếp theo các bạn nhấp chọn Management đợi khoảng 1 phút thì danh sách các ổ đĩa và thông tin các ổ đĩa sẽ hiển thị lên ( Ở cửa sổ này các bạn có thể tách ghép, gộp, xóa các ổ đĩa ^^). Các bạn hãy tìm ổ đĩa còn dư dung lượng lớn đủ để cài Ubuntu (15GB là dư sức dùng :D) nhấp chuột phải vào ổ đĩa đó và chọn Shrink Volume… để tạo phân vùng trống dùng để cài Ubuntu.
Một cửa sổ mới hiện lên, phần Enter the amount of space to Shrink in MB cho bạn điền dung lượng phân vùng cài Ubuntu, các bạn có thể chọn 20GB là dùng vô tư, nhưng máy mình trống nhiều nên mình chọn 50GB luôn :D. Các bạn có thể điền theo MB tùy thích hoặc muốn số đẹp thì dùng 1024*(số GB) sẽ được dung lượng đẹp. Ở đây mình dunngf 1024*50 là 51200MB. Sau đó bạn nhấp vào Shrink
Kết quả là bạn thu được 1 phân vùng trống đúng 50GB. Như vậy là chúng ta hoàn thành bước 2. Bạn hãy khởi động lại máy và tiến tới bước 3.
3. Tiến hành cài Ubuntu
[ads][/ads]Bạn hãy cắm USB đã được Boot ở bước 1 vào máy tính, nếu bạn thực hiện Boot USB trên máy tính của bạn thì để nguyên. Sau đó bạn khởi động lại máy tính và nhấn nút F9, F12, F8 hoặc các phím tắt khác để vào Boot Option. Các bạn có thể xem chi tiết tại http://blogtinhoc.vn/tong-hop-phim-tat-vao-boot-option-va-bios-cua-may-tinh.html . Sau đó các bạn các phím mũi tên lên xuống và nút Enter chọn USB Storage Device (tùy theo máy tính có thể hiển thị khác nhau, nhưng các bạn cứ chọn phần nào có chữ USB, nếu có nhiều phần USB bạn hãy chọn lần lượt, nếu vẫn không được thì chọn phần có chữ CD)
Cửa ổ mới hiện lên các bạn chọn Install Ubuntu
Vào phần cài đặt, đầu tiên bạn chọn ngôn ngữ, có thể chọn Tiếng Việt hoặc tiếng Anh, ở đây mình chọn tiếng Anh sau đó nhấp vào continues.
Tới cửa số tiếp theo sẽ có 2 tùy chọn Download updates while installing giúp bạn cập nhập Ubuntu trong quá trình cài đặt (nếu có internet) và install this third-party software cài đặt thêm 1 số phần mềm của bên thứ 3 (cái này mình cũng chưa rõ cụ thể là những phần mềm nào nhưng đại loại là giúp nghe nhạc, xem phim tốt hơn thì phải, cái này có vẻ tốt, mình chọn nó). Nếu chọn 2 mục này thì cài sẽ chậm hơn khi không chọn, theo mình các bạn nên chọn cả 2 nếu có thời gian và mạng mạnh, nếu không thì bạn chọn mục thứ hai và bỏ chọn mục thứ nhất. Nếu cần thì Update sau cũng được. Sau đó bạn nhấp chọn Continues.
Cửa sổ tiếp theo cho bạn 1 số tùy chọn như Install Ubuntu alongside windows 8 (cài cùng windows nhưng không tách biệt) hay Replace Windows 8 with Ubuntu (cài thay thế hoàn toàn Windows, xóa windows 8 và toàn bộ dữ liệu máy tính). Nhưng ở đây mình muốn cài song song, tách biệt hoàn toàn với Windows và dữ lại dữ liệu do đó mình chọn Something else và nhấp vào Continues
Các bước tiếp theo ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và nhìn kỹ hình, thành bại là ở đây . Cửa sổ tiếp theo bạn sẽ thấy phân vùng trống mà bạn đã tạo, ở đây phân vùng của mình là 50GB. Bạn hãy chọn phân vùng đó sau đó nhấp vào dấu cộng.
Một cửa sổ mới hiện ra, ở đây bạn cần tạo phân vùng Swap cho Ubuntu ( được dùng để hỗ trợ Ram khi Ram không đủ, dòng linux yêu cầu phải có phân vùng này). Theo khuyến cáo của Ubuntu thì nên chọn dung lượng phân vùng Swap gấp đôi dung lượng Ram, do Ram máy mình là 4GB nên mình sẽ tạo phân vùng là 8GB. 8*1024=8192 (1 GB = 1024MB) nên mình chọn 8192 MB. phần Type for the New partition bạn chọn Logical, phần Localtion for the new partition bạn chọn Beginning of this space và phần Use as bạn chọn Swap area sau đó nhấp OK.
Tiếp theo bạn sẽ thu được 1 ổ đĩa có phân vùng Swap vừa tạo, bạn lại tiếp tục chọn phân vùng trống free space và nhấp vào dấu cộng.
Tại đây, phần Size các bạn giữ nguyên để nó dùng hết dung lượng còn lại của phân vùng trống, phần Type for the new partition bạn chọn Primary, phần Location for the new partition bạn chọn Beginning of this space, phần Use as bạn chọn Ext4 journaling File sytem và phần Mount point bạn chọn “/” sau đó click OK.
Bây giờ bạn nhấp vào phân vùng vừa tạo có Type là Ext4 sau đó click Install now
Như vậy là qua phần “nguy hiểm” nhất rồi :D, bây giờ chúng ta nhẹ nhàng nhấp vào thành phố Hồ Chí Minh để chọn giờ Việt Nam và chọn Continue.
Tiếp theo bạn chọn kiểu bàn phím, dù lúc đầu bạn chọn ngôn ngữ tiếng Việt hay tiếng Anh thì bạn vẫn chọn kiểu bàn phím là English(US) nhé, sau đó lại click Continue.
Bây giờ chúng ta điền thông tin đăng nhập tài khoản bao gồm tên người dùng, tên máy tính, tên user và mật khẩu, bạn có thể chọn Log in automotically nếu bạn không muốn nhập mật khẩu mỗi lần khởi động vào Ubuntu, sau đó lại nhấp Continue
Bây giờ các bạn cứ cắm máy để đó, quá tình Ubuntu sẽ tự động cài và sau khi hoàn tất nó sẽ hiện thông báo kêu bạn khởi động lại máy và sử dụng nó.
Sau khi cài xong thì mỗi lần bạn khởi động lại máy thì Ubuntu sẽ ưu tiên hiển thị lên trước, nếu bạn không có tùy chỉnh gì thì máy tính sẽ Login vào Ubuntu chứ không phải windows, để vào Windows thì trong 5 giây đầu các bạn chọn Windows 8 (loader) (có thể là windows 7 hoặc XP nếu máy bạn dùng HĐH đó).
Lưu ý: Nếu máy tính của bạn khi khởi động Grub mà không thấy Windows (loader) hoặc bạn muốn ưu tiên khởi động từ Windows trước thì bạn có thể làm theo hướng dẫn cài Grub customizer để chỉnh sữa grub trên Ubuntu
Hướng dẫn ưu tiên khởi động Windows trước Ubuntu
Mặc định do Ubuntu cài sau nên nó sẽ được khởi động trước Windows. Nhưng thông thường chúng ta rất ít khi dùng Ubuntu so với Windows nên vẫn muốn Boot Menu mặc định là Windows và ưu tiên khởi động Windows khi mở máy. Để làm điều đó các bạn phải tải EasyBCD 2.2 và cài đặt. Sau khi cài và mở lên các bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Các bạn click vào BCD Deployment. Ở đây có 2 trùy chọn, nếu windows bạn đang dùng là Windows XP thì các bạn chọn Install the Windows XP bootloader to the MBR, nếu bạn đang dùng các windows Vista/7/8 thì các bạn chọn Install the Windows Vista/7 bootloader to the MBR. Sau đó bạn click vào Write MBR
Bước 2: Các bạn click vào Add New Entry, tại Operating Systems bạn điền các tùy chọn giốn hình dưới: type chọn GRUB 2, Name điền tên bất kỳ (nên ghi là Ubuntu cho dễ nhận biết), Drive bạn nhấp chọn phân vùng chính của Ubuntu dựa vào dung lượng và chữ Linux (khi cài có tạo ra 2 phân vùng Swap và phân vùng chính, ở đây bạn chọn phân vùng chính). Sau đó bạn click vào Add Entry.
Bước 3: Các bạn nhấp vào Edit Boot Menu.Ở đây bạn sẽ thấy danh sách các hệ điều hành (HĐH) có trên máy tính mà windows nhận biết được. Ở mỗi hệ điều hành sẽ có phần chọn Yes, No để chọn HĐH mặc định khởi động. Hệ điều hành nào được chọn Yes thì máy tính ưu tiên khởi động vào hệ điều hành đó, ở đây mình ưu tiên Windows nên chọn HĐH windows Yes.
Tại mục TimeOut Options có 3 tùy chọn:
Wait for user selection sẽ hiển thị danh sách các hệ điều hành lúc khởi động cho bạn chọn
Coutn down from sẽ hiển thị danh sách các HĐH cho bạn chọn trong thời gian số giây mà bạn nhập vào, nếu quá thời gian đó máy tính sẽ khởi động vào HĐH mặc định Yes phía trên.
Skip the boot menu thì máy tính sẽ khởi động trực tiếp vào HĐH mặc định mà không đợi bạn chọn HĐH