-------------------------------------- --------------------------------------- Chia sẻ thủ thuật - kiến thức tin học | Blog tin học - All Post
logo

Cách hiển thị các ổ đĩa bị ẩn sau khi cài Windows, Ghost máy

Sau khi chúng ta cài windows hoặc bung file ghost thì sẽ bị mất một số ổ đĩa, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn cách hiển thị các ổ đĩa bị ẩn đó lên.

Lưu ý: với các trường hợp cài windows mà xóa ổ đĩa và ghost chọn nhầm ổ đĩa thì không làm theo cách này được

Như hình dưới là máy tính của mình lúc đầu có 3 ổ đĩa, nhưng sau khi cài win xong bị mất một ổ đĩa quan trong chỉ còn 2 ổ đĩa mặc dù khi cài win mình không xóa nhầm ổ đĩa đó đi.

8

Để hiển thị ổ đĩa bị ẩn, đầu tiên để tránh các lỗi có thể có bạn hãy rút USB và ổ cứng rời ra khỏi máy tính nếu đang cắm, tiếp đến bạn hãy mở cửa sổ Run bằng cách ấn tổ hợp phím Windows + R ( Windows_key_R_system_information_prepare )

Tiếp đến bạn điều vào đây dòng chữ diskmgmt.msc và chọn OK

0

Cửa sổ mới hiển thị lên, bạn sẽ thấy danh sách các ổ cứng và phân vùng trên máy tính. Như trên hình máy tính của mình có 2 ổ cứng là Disk 0 Disk 1, các phân vùng là các ô màu xanh da trời (đôi khi có màu đen nữa). Thông thường mỗi máy tính chỉ có 1 ổ cứng (Disk 0), các thao tác với máy có một hay nhiều ổ cứng đều giống nhau.

1

[ads][/ads]Bạn hãy tìm trong danh sách các phân vùng có phân vùng nào có chữ Headthy (Primary Partition) và ổ đĩa đó không có ký hiệu ổ đĩa dạng (C:) (:D),.. thì bạn hãy nhấp chuột phải vào ổ đĩa đó và chọn Change Drive Letter and Paths. Lưu ý: chỉ thực hiện với phân vùng có dung lượng lớn hơn 1GB

3

Tại cửa sổ mới bạn chọn Add

4

Tiếp đến bạn chọn OK (bạn cũng có thể tùy chỉnh ký tự ổ đĩa ở phần này nếu muốn, ở đây máy của mình mặc định là ký tự D)

5

Như vậy là xong

6Bây giờ bạn vào My computer sẽ thấy ổ đĩa bị ẩn đã được khôi phục và tất cả các file trong đó không bị mất đi.

7

Như vậy chúng ta đã hoàn thành việc hiển thị các ổ đĩa bị ẩn


GoldTime Coffee

Spread the love

Những điều cần biết trước khi cài Windows 7, 8/8.1, 10

Trước khi cài Windows hẳn các bạn có khá nhiều thắc mắc liên quan tới dữ liệu và các chương trình sau khi cài Windows sẽ như thế nào? Bài viết này mình sẽ cố gắng giải đáp phần nào những thắc mắc đó, nếu bạn có thắc mắc nào khác có thể đăng trong phần nhận xét, mình sẽ trả lời và cập nhật câu hỏi của bạn vào bài viết


Những điều cần làm trước khi cài đặt Windows 7, 8/8.1, 10


Sao lưu dữ liệu ổ đĩa C


Sau khi cài Windows toàn bộ dữ liệu trong ổ đĩa C sẽ bị mất, nhưng dữ liệu trên các ổ đĩa còn lại thì vẫn còn. Do đó trước khi cài windows bạn hãy sao lưu các dữ liệu cần thiết từ màn hình Desktop và các file khác trên ổ đĩa C sang một ổ đĩa khác.

Sau khi cài Windows sẽ không vào được Internet


[ads][/ads]Sau khi cài Windows 7 thì máy tính sẽ bị mất hết Driver do đó bạn không thể kết nối internet được. Điều này đẫn tới bạn không thể tải các Driver và phần mềm khác về để cài đặt được. Với Windows 8/8.1 , 10 thì đa số các Driver được cài tự động, tuy nhiên với một số máy khi cài Windows 8/8.1 không tự nhận Driver nên cũng không vào internet được.

Do đó, trước khi cài Windows bạn hãy xem hướng dẫn Cách cài Driver cho win 7, XP, 8 tự động bằng Easy DriverPack  và tải các phần mềm cần thiết phù hợp với phiên bản Windows bạn muốn cài để sau khi cài Windows xong bạn lấy các phần mềm này ra để cài Driver. Các phần mềm này bạn tải về lưu ở ổ đĩa khác với ổ đĩa C để tránh bị mất sau khi cài Windows

Những câu hỏi thường gặp khi cài Windows


Cài Win có bị mất dữ liệu không?


Khi cài Windows bạn phải chọn một ổ đĩa để cài Win mới lên. Do đó, mọi dữ liệu trong ổ đĩa này sẽ bị mất hoàn toàn còn dữ liệu trong các ổ đĩa khác vẫn còn nguyên. Khi cài Windows bạn nên làm từ từ theo các hướng dẫn trên BlogTinHoc.VN để tránh bị mất dữ liệu.

Sau khi cài Windows các phần mềm trên máy tính có bị mất không?


Mất hoàn toàn. Vì khi cài Windows chúng ta sẽ xóa ổ đĩa chứa hệ điều hành cũ đi nên mọi chương trình được cài trên hệ điều hành cũ đều biến mất.

Máy tính đang bị lỗi không vào Win được thì có cài Windows mới được không?


Được, khi cài bằng USB bạn thực hiện các thao tác tạo USB Boot trên máy tính khác, sau đó cắm USB Boot vào máy tính muốn cài windows rồi thực hiện các bước tiếp theo.

Nếu bạn cài từ đĩa CD thì cũng đưa đĩa vào cài bình thường.

Windows tải trên BlogTinHoc có bản quyền hay không?


Windows trên BlogTinHoc.Vn là bản cài đặt chính hãng của Microsoft, sau khi tải về và cài đặt bạn được sử dụng miễn phí trong 30 ngày đầu tiên, sau 30 ngày nếu bạn không kích hoạt thì Windows vẫn sử dụng được nhưng sẽ bị tình trạng hình nền bị chuyển sang màu đen và máy tính mỗi lần bật lên đều hỏi bạn có kích hoạt bản quyền hay không.

Thông thường sau khi cài Win người dùng sẽ kích hoạt bản quyền Win ngày với một trong 2 cách:


  • Mua key bản quyền: bạn ra ngoài các cửa hàng tin học mua key bản quyền thì cửa hàng sẽ kích hoạt bản quyền máy tính cho bạn, giá bán chính thức thường trên 1 triệu đồng.

  • Sử dụng phần mềm Crack Windows: đây là việc bạn sử dụng một phần mềm miễn phí để bẻ khóa Windows (crack), làm cho Windows của bạn được kích hoạch tương tự như khi bạn dùng mua key bản quyền.

Cách crack Windows thông thường sẽ không Update Windows được (khi update có thể mất bản quyền, nếu update thì sau đó phải crack Win lại), có thể bị dính virus từ  phần mềm Crack Win, có thể bị lỗi Win do phần mềm crack làm thay đổi một số thành phần của HĐH,… Tuy nhiên các này miễn phí nên đa phần người dùng ở Việt Nam đều dùng cách này.

BlogTinHoc.VN có hướng dẫn Crack Windows không?


Không! Blog tin học chỉ làm các hướng dẫn không vi phạm bản quyền nên các phần mềm crack các bạn hãy tham khảo các Website khác.

Nếu cài Win bị lỗi thì có bị hư máy không?


Không. Nếu khi cài Windows bị lỗi thì cùng lắm mọi dữ liệu trên máy tính của bạn bị mất và bạn không vào được Windows. Khi đó bạn cứ tiếp tục cài hoặc nhờ ai đó cài Windows thì sau đó máy vẫn hoạt động bình thường.

GoldTime Coffee

Posted in

Spread the love

Khắc phục lỗi A required CD/DVD drive device driver is missing

Khi chúng ta cài Windows bằng USB rất hay có thống báo lỗi “A required CD/DVD drive device driver is missing. If you have a driver floppy disk, CD, DVD, or USB flash drive, please insert it now. Note: If the Windows installation media is in the CD/DVD drive, you can safely remove it for this step

A-required-cddvd-device-driver-is-missing-610x295

Lỗi này do Windows không tìm thấy Drivers của USB (phần mềm để điều khiển đọc dữ liệu USB). Hiện tại chưa có cách khắc phục hiệu quả nhất, nhưng cũng có vài các có thể sử dụng được:


  • Thử cắm USB vào lần lượt các lỗ USB khác, mỗi lần cắm lỗ khác thì bạn hãy khởi động máy tính vào phần cài đặt Windows xem còn lỗi hay không?

  • Nếu vẫn có lỗi bạn hãy tìm máy USB khác vào tạo USB Boot cho USB mới đó. Sau đó cài Windows với USB này.

  • Nếu đã thử 2 cách trên mà bạn là người rành về máy tính thì hãy vào BIOS tìm xem có phần nào ghi hỗ trợ cài Windows 7 hay không (phần này khá trừu tượng do có máy có máy không, và mỗi máy tính lại có giao diện khác nhau nên mình chưa thể tìm các hướng dẫn phù hợp được)

  • Nếu vẫn không được và Windows trên máy vẫn sử dụng được bình thường thì bạn hãy cài Windows từ ổ cưng không cần USB

  • Ngoài ra, nếu đang cài Windows 7 bị lỗi này bạn có thể tạo USB Boot cài Windows 8/8.1 thông thường sẽ không bị lỗi nữa. Sau đó nếu vẫn muốn cài Windows 7 thì bạn có thể cài Windows 7 từ ổ cứng mà không cần USB.
GoldTime Coffee

Posted in

Spread the love

Cách khắc phục lỗi khi cài Windows 7, 8.1, 10 bằng USB

Khi cài Windows bạn sẽ gặp rất nhiều lỗi khác nhau, trong bài viết này mình tổng hợp các lỗi thường xuất hiện khi cài Windows bằng USB và cách khắc phục các lỗi đó.

Lưu ý:


  • Nếu bạn làm theo hướng dẫn cài Windows trên các website khác mà bị lỗi thì hãy thực hiện lại theo các hướng dẫn cài Win trên BlogTinHoc.VN

  • Nếu bạn không thấy lỗi của bạn trong bài viết này thì bạn hãy chụp ảnh màn hình lúc lỗi, sau đó upload lên phần nhận xét và viết miu tả lỗi ( bị lỗi ở bước nào? theo hướng dẫn nào?), mình sẽ cố gắng giúp bạn khắc phục lối đó sớm nhất có thể


Điều đầu tiên cần làm khi gặp lỗi bất kỳ


Khi gặp lỗi bất kỳ từ sau khi bạn tạo USB Boot xong thì bạn hãy làm theo hướng dẫn kiểm tra USB Boot có tạo thành công không? Sau đó, bạn thực hiện lại thao tác mà bạn gặp lỗi, nếu vẫn bị lỗi thì bạn tham khảo các cách khắc phục lỗi ở dưới

Lỗi ISO image extraction failure khi tạo USB Boot bằng Rufus


Để khắc phục lối này bạn làm theo hướng dẫn sữa lỗi ISO image extraction failure khi tạo USB Boot bằng Rufus

failure

Không vào được Boot Option


Các bạn hãy xem bài viết Cách vào Boot Option (Boot menu) và BIOS của các máy tính để khắc phục lỗi này

Bị lỗi trong quá trình khởi động USB boot vào phần cài Windows


Các lỗi này bao gồm nhiều lỗi nhỏ nhưng có cùng 1 các giải quyết gồm:


  1. Vào Boot Option nhưng không thấy USB

  2. Chọn USB trong Boot Option nhưng nó khởi động thẳng vào hệ điều hành cũ

  3. Chọn USB trong Boot Option nhưng bị lỗi không vào phần cài Windows

[ads][/ads]Đầu tiên bạn hãy thử chọn lần lượt tất cả các mục trong Boot Option, sau mỗi lần chọn không được thì bạn khởi động lại vào Boot Option và chọn mục tiếp theo. Sau khi thực hiện nếu vẫn không khắc phục được thì ở đây có lỗi.

Để khắc phục lỗi này, đầu tiên bạn hãy làm theo hướng dẫn kiểm tra USB Boot có tạo thành công không? Sau đó, nếu USB Boot bị lỗi thì tạo lại và vào lại USB Boot,  nếu USB Boot không bị lỗi thì bạn hãy làm theo Hướng dẫn tắt chế độ Secure Boot và mở chế độ Boot Legacy sau đó khởi động vào Boot Option chọn USB Boot bình thường.

Nếu đã thực hiện các bước trên nhưng vẫn không khắc phục được, bạn hãy tạo USB Boot theo chuẩn khác (nếu đang dùng USB Boot chuẩn Legacy thì tạo USB Boot chẩn UEFI và ngược lại)

Lỗi “A required cd/dvd device driver is missing”


Lỗi này xảy ra khi bạn khởi động USB Boot thành công nhưng không vào phần cài đặt Windows được

A-required-cddvd-device-driver-is-missing-610x295

Cách khắc phục lỗi A required CD/DVD drive device driver is missing

Lỗi “The selected disk has an MBR partition table”


Lỗi này xảy ra do bạn tạo USB Boot theo chuẩn khác với chuẩn Boot mà hệ điều hành cũ đang sử dụng

UEFI-error

Cách khắc phục lỗi The selected disk has an MBR partition table khi cài Win

Lỗi sau khi Windows tự động khởi động lại thì bị đứng màn hình


Lỗi này xuất hiện khi bạn đã chọn ổ đĩa cài Windows và đã thực hiện cài Windows bình thường nhưng sau khi máy tính tự động khởi động lại để tiếp tục cài đặt thì Windows bị đứng màn hình không làm gì cả.

Để khắc phục lỗi này bạn hãy làm theo hướng dẫn tắt chế độ Secure Boot và mở chế độ Boot Legacy, sau đó cài đặt lại Windows bằng USB Boot bạn đã tạo

GoldTime Coffee

Posted in

Spread the love

Hướng dẫn tắt chế độ Secure Boot và mở chế độ Boot Legacy

Với nhiều máy tính bạn sẽ không thể khởi động USB Boot và đĩa CD để cài Windows hay các phần mềm Boot từ USB được, điều này xảy ra là do:


  • Chế độ Secure Boot đang bật => làm cho máy tính của bạn không thể khởi động Boot vào USB hoặc đĩa CD

  • Chế độ Boot Legacy (Launch CMS) đang bị tắt => làm cho máy tính của bạn không thể Boot từ USB chuẩn Legacy được

Tham khảo: Tìm hiểu và so sánh giữa MBR với GPT và BIOS với UEFI

Để tắt chế độ Secure Boot và Launch CMS thì chúng ta phải vào BIOS. Giao diện BIOS giữa các dòng máy tính sẽ khác nhau nhưng khá tương tự nhau, ở đây mình chỉ hướng dẫn trên hãng laptop Asus, nếu bạn dùng laptop hãng khác thì hãy thực hiện các thao tác tương tự. Bây giờ bạn hãy thực hiện theo các thao tác sau:

Khởi động vào BIOS


Để vào BIOS các bạn hãy khởi động máy tính lên và ấn liên phục phím tắt vào BIOS, với hãng Asus phím tắt vào BIOS là phím F2 hoặc Delete. Nếu bạn không biết phím tắt vào BIOS của bạn là gì thì bạn có thể xem bài viết Tổng hợp các phím tắt vào BIOS

1

Tắt chế độ Secure Boot và mở chế độ Boot Legacy


[ads][/ads]Khi vào BIOS thành công như hình trên, bạn hãy sử dụng các phím mũi tên qua-lại-lên-xuống, phím Enter và phím ESC để thực hiện các tùy chọn.

Ở bước này giao diện các dòng máy tính khác nhau thì khác nhau nhưng đều có điểm chung là chúng ta đều tự hiện trên 2 Tab là: BootSecurity (như phần mình khoan dỏ ở hình dưới gọi là 1 Tab). Chúng ta sẽ thực hiện:


  • Tìm tới tab Security: bạn hãy tìm tới phần nào có chữ Secure Boot, nếu bạn thấy trạng thái của nó là Enable thì bạn hãy chọn lại thành Disable

  • Tìm tới tab Boot: Tìm tìm tới dòng nào có chữ CMS hoặc Legacy mà có trạng tháy là Disable thì bạn chọn lại thành Enable. Lưu ý: thông thường bạn phải tắt chế độ Secure Boot trước mới thực hiện được bước này và trên nhiều máy tính có thể sẽ không có tùy chọn này vì nó đã được hỗ trợ sẵn.

Với máy tính hãng Asus thì đầu tiên bạn hãy dùng phím mũi lên qua lại trái phải để tìm tới tab Security và dùng phím mũi tên lên xuống và phím Enter để chọn Secure Boot Menu

Security

Tại đây, nếu bạn thấy trạng thái của nó là Disable thì chế độ Secure Boot đã được tắt, bạn ấn phím ESC để quay lại màn hình BIOS trước đó, nếu bạn thấy trạng thái là Enable thì bạn tiếp tục dùng phím mũi tên lên xuống và phím Enter chọn Secure Boot Control

Secure-Boot-enable

Có thông báo hiện lên, bạn hãy chọn Disabled

Secure-Boot

Sau đó bạn sẽ thấy trạng thái Secure Boot đã được tắt (Disabled)

Secure-Boot-disable

Nếu bạn chỉ muốn tắt Secure thôi thì tới bước này bạn ấn phím F10 và chọn Yes để lưu lại những gì đã chỉnh sữa vừa thực hiện.

save

Để tắt bật chế độ Boot Legacy (Launch CMS) thì bạn hãy ấn phím ESC để quay lại lại màn hình BIOS lúc đầu và dùng phím mũi tên qua-lại-trái-phải để tới tab Boot. Tại đây bạn chọn Launch CMS (với các máy tính khác có thể là dòng có chữ CMS hoặc Legacy) => có tùy chọn hiện lên bạn chọn Enabled và ấn phím Enter

Launch-CMS

Sau đó trạng thái của Launch CMS chuyển sang Enabled. Bây giờ bạn hãy ấn phím F10 và chọn Yes để thoát khỏi BIOS lưu lại những gì vừa thiết lập.

save-all

Như vậy là bạn đã tắt chế độ Secure Boot và mở chế độ Boot Legacy. Nếu máy tính của các bạn không phải Asus và bạn đã vào BIOS thực hiện tương tự hơn 5-6 lần nhưng vẫn không được thì bạn hãy dùng điện thoại hoặc máy ảnh chụp ảnh màn hình các tab Securitytab Boot sau đó upload lên phần nhận xét, mình sẽ rấ vui lòng giúp các bạn chọn các tùy chọn phù hợp. (ảnh chụp càng nét càng tốt nhé ^^)
GoldTime Coffee

Posted in

Spread the love

Hướng dẫn chọn phiên bản Windows XP, 7, 8.1, 10 phù hợp với cấu hìnhmáy tính

Hiện nay Windows có khá nhiều phiên bản khác nhau nên chọn được một phiên bản phù hợp với cấu hình máy tính và nhu cầu sử dụng khá khó khăn. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách chọn phiên bản Windows XP, 7, 8.1, 10 phù hợp nhất với máy tính của bạn.


Lưu ý: Nếu dùng Laptop thì tốt nhất bạn hãy chọn phiên bản Windows giống với lúc mới mua hoặc phiên bản mới hơn, không nên cài lùi phiên bản vì một số dòng máy khi cài lùi phiên bản sẽ không tìm được Driver phù hợp, xuất hiện một số lỗi Driver không mong muốn. Ví dụ khi mới mua máy tính mình được cài Windows 8.1, do đó mình không nên cài Windows 7 mà nên cài Windows 8.1 hoặc Windows 10

Phiên bản Windows nào tốt nhất?


Mỗi phiên bản Windows đều có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên với máy tính cấu hình trung bình trở lên (Ram 2GB, tổng CPU trên 6 GHz) dùng cho công việc, chơi game và giải trí đòi hỏi độ ổn định cao thì Windows 7 là lựa chọn tốt nhất (theo quan điểm cá nhân và trải nghiệm của mình).

Ưu nhược điểm của các phiên bản Windows


[ads][/ads]Các phiên bản Windows thông dụng hiện nay gồm có Windows XP, 7, 8.1, 10. Riêng với phiên bản Windows 8 thì hiện nay do có nhiều lỗi nên mọi người đều chuyển qua dùng phiên bản Windows 8.1 để sử dụng ổn định hơn, khắc phục các lỗi có trên Windows 8.

Windows XP



  • Ưu điểm: nhẹ, chạy tốt trên các máy tính đời cũ có cấu hình thấp.

  • Nhược điểm: giao diện khó sử dụng hơn so với các phiên bản khác, không chạy tối ưu được các phần mềm hiện đại dành cho máy tính có cấu hình cao.

Phiên bản này phù hợp với người dùng có máy tính cấu hình thấp.

Windows 7



  • Ưu điểm: chạy tốt tất cả các phần mềm dành cho Windows, độ ổn định cao, tương thích tốt với phần cứng.

  • Nhược điểm: tốc độ khởi động máy tính và chạy một số phần mềm sẽ hơi chậm hơn so với Windows 8.1, các Driver không được HĐH cài tự động nên đôi khi gây khó khăn.

Phiên bản này phù hợp với người sử dụng để chơi các dòng Game cao cấp hoặc làm việc và học tập các lĩnh vực liên quan tới các phần mềm chuyên dụng như CNTT, đồ họa, kỹ thuật số,..

Windows 8.1



  • Ưu điểm: các Driver được tự động cài đặt, tốc độ khởi động và chạy các phần mềm nhanh hơn so với Windows XP, 7, 10

  • Nhược điểm: Wifi yếu, không tương thích với một số dòng máy tính gây ra hiện tượng màn hình đen, không tắt được máy tính

Phiên bản này phù hợp với người sử dụng có nhu cầu giải trí, học tập và làm việc ít liên quan tới các phần mềm chuyên dụng.

Windows 10



  • Ưu điểm: các driver được tự động cài đặt, giao diện thân thiện đẹp mắt, có nhiều chức năng mới.

  • Nhước điểm: Wifi yếu như Windows 8.1, không tương thích với một số dòng máy tính gây ra hiện tượng màn hình đen, không tắt được máy tính, khi để mặc định thì Windows có nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy và hao pin (tuy nhiên nếu tùy chỉnh thích hợp thì có thể khắc phục đáng kể khuyết điểm này)

Phiên bản này đã ra mắt được một thời gian khá dài, hiện tại đã hoạt động ổn định, phù hợp với những bạn: sử dụng laptop cấu hình cao hoặc máy bàn, các phần mềm được cài đặt là những phần mềm được cập nhật trong những năm gần đây (từ 2007 tới nay). Windows có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng cho mục đích giải trí, chơi game, học tập và các phần mềm chuyên dụng (đời mới).

Chọn phiên bản Windows phù hợp


Đầu tiên bạn hãy kiểm tra cấu hình máy tính bằng cách trên máy tính mở cửa sổ Run bằng tổ hợp phím Windows + R sau đó điền chữ dxdiag vào và chọn OK. Tiếp đến nếu có cửa sổ nào đó hiện lên hỏi YESNO thì bạn chọn YES

Run

Cửa sổ mới hiển thị lên như hình dưới:

dxdiag_new

Như hình trên bạn chỉ cần quan tâm tới 2 dòng mà mình khoan tròn, trong đó:


  • Dòng đầu tiên là thông số CPU, thông số sau chữ @ là tốc độ của mỗi luồng CPU và phân ở giữa 2 dấu ngoặc đơn là số luồng của CPU, tốc độ của CPU bằng số luồng nhân với tốc độ của từng luồng. Cụ thể như hình trên tốc độ mỗi luồng CPU là 2.50GHz và có 8 luồng, tốc độ của CPU là 8 x 2.5 = 20 GHz

  • Dòng thứ hai là dung lượng RAM máy tính của bạn, bạn hãy lấy số đó chia cho 1024 sẽ ra số GB RAM. Như hình trên dung lượng RAM là 12288/1024 = 12 GB

Sau khi có thông số tốc độ CPU (20 GHz) và dung lượng RAM (12 GB), các bạn hãy dựa vào ưu nhược điểm của các phiên bản Windows và bảng dưới để xác định phiên bản Windows phù hợp với máy tính của bạn (nếu nhìn hình không rõ bạn hãy nhấp vào hình để xem với kích thước lớn hơn)

chon_win

Như cấu hình của máy tính mình, tốc độ 20 GHz lớn hơn 12 GHz và có RAM 12 GB lớn hơn 4GB nên mình có thể cài 1 trong 3 phiên bản: Windows 7 Ultimate 64-bit, Windows 8.1 Pro 64-bit hoặc Windows 10 Pro 64-bit. Do mình là người dùng máy tính cho nhu cầu sử dụng các phần mềm chuyên dụng bên CNTT nên mình sẽ chọn phiên bản Windows 7 Ultimate 64-bit.
GoldTime Coffee

Spread the love

Hướng dẫn xác định ổ đĩa C khi đang cài Windows 7, 8/8.1, 10

Trong quá trình cài đặt Windows 7, 8/8.1, 10 mới thì chúng ta đều có một bước chọn phân vùng để cài Windows như hình dưới. Ở bước này chúng ta cần biết chính xác đâu là ổ đĩa C chứa hệ điều hành cũ để xóa hoặc format đi. Tuy nhiên, nếu bạn không biết dung lượng và dung lượng còn trống của ổ đĩa C đó thì bạn không thể nào biết được đâu  là phân vùng của ổ đĩa C trong số các phân vùng ở hình dưới. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định đâu là phân vùng chứa ổ đĩa C của hệ điều hành cũ.


1
Để thực hiện điều đó, ở bước chọn phân vùng cài Windows như hình trên, bạn hãy ấn tổ hợp phím Shift + F10. Cửa sổ màu đen của chương trình cmd hiển thị lên, bạn hãy gõ chữ notepad và ấn Enter

2

Sau đó chương trình Notepad hiển thị lên, bạn nhấp vào File và chọn Save as

3

Lại có một cửa sổ nữa hiện lên, bạn hãy nhấp vào Computer

4

[ads][/ads]Ở hình dưới, tại Hard Disk Drives bạn sẽ thấy danh sách tất cả các ổ đĩa trên máy tính, các tên này có thể sẽ khác với tên ổ đĩa khi bạn sử dụng hệ điều hành. Ví dụ ổ đĩa C khi trước bây giờ có thể là ổ đĩa D hoặc E

5

Bạn hãy mở tất cả các ổ đĩa (trừ ổ đĩa X:), tìm xem ổ đĩa nào có các thư mục: PefLogs, Program Files, Users, Windows tương tự như hình dưới thì ổ đĩa đó chính là ổ đĩa chứa ổ đĩa C của hệ điều hành cũ. Như hình dưới mình có thể xác định được ổ đĩa D hiện tại là ổ đĩa C của Hiều hành cũ

5

Bây giờ bạn hãy quay lại Computer để xem dung lượng và tổng dung lượng của ổ đĩa bạn vừa xác định. Với máy tính của mình ổ đĩa D có tổng dung lượng 29.9 GB và còn trống 5.25 GB. Sau đó bạn hãy đóng tất cả các cửa sổ lại và quay lại phần chọn phân vùng cài đặt Windows7

Tại hình dưới, cột Total size là tổng dung lượng của phân vùng và phần Free Space là dung lượng trống của nó. Bạn hãy so sánh thông số của ổ đĩa mới nãy với các phân vùng ở đây, như với máy mình ổ D có tổng dung lượng 29.9 GB ( gần bằng 30 GB) và dung lượng trống là 5.25 GB (gần bằng 5.3 GB) nên mình xác định được phân vùng thứ 2 là phân vùng chứa ổ đĩa C của HĐH cũ

8

Như vậy là bạn đã xác định phân vùng chứa ổ đĩa C khi cài Windows

GoldTime Coffee

Posted in

Spread the love

Khắc phục lỗi mất biểu tượng icon ngoài màn hình Desktop

Tình trạng máy tính bị mất các biểu tượng icon là do chúng bị ẩn đi vì người dùng sơ ý thiết lập. Để hiển thị các biểu tượng icon này trở lại bạn chỉ cần ấn chuột phải ở màn hình Desktop => di chuyển chuột tới View => chọn Show desktop icons:

Khắc phục lỗi mất biểu tượng icon ngoài màn hình Desktop

Sau khi thực hiện thao tác trên, các biểu tượng icon máy tính của bạn sẽ hiển thị lại bình thường.
GoldTime Coffee

Posted in

Spread the love

Hướng dẫn tải Windows 7 trực tiếp từ Microsoft

Hiện nay Microsoft đã ngừng cung cấp link tải Windows 7 trực tiếp và các file cài Windows 7 trên internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa mã độc tấn công người dùng. Tuy nhiên, với vài thủ thuật nhỏ dưới đây bạn có thể tải Windows 7 trực tiếp từ Microsoft:

Lưu ý: hướng dẫn này chỉ thực hiện được trên Windows 8, 8.1 và 10. Với Windows 7 đôi khi xảy ra lỗi.

Bước 1: tải phần mềm Windows ISO Downloader


Các bạn hãy truy cập trang tải phần mềm Windows ISO Downloader và tìm tới phần Download như hình dưới và click vào Windows ISO Downloader.exe để tải file.



Phần mềm sau khi tải về sẽ tương tự như hình dưới:



Bước 2: Tải Windows 7 trực tiếp từ Microsoft


Sau khi tải phần mềm về các bạn mở lên sẽ có giao diện như hình dưới.



Bạn chọn các tùy chọn như hình dưới: ở góc trên phải bạn chọn Windows 7 (mình đóng khung số 1), sau đó cửa sổ phần mềm bên trái sẽ hiển thị tùy chọn như phần mình đóng khung số 2, bạn hãy click chuột vào Select edition để chọn phiên bản Windows 7 muốn tải.



Ở đây có nhiều phiên bản Windows 7 khác nhau, nếu bạn không rành về các phiên bản thì bạn hãy chỉ chọn những phiên bản Windows 7 nằm ở trong khung hình màu đỏ ở dưới, gồm: Starter SP1, Home Basic SP1, Home Premium SP1, Professional SP1, Ultimate SP1. Thông thường mọi người sẽ dùng phiên bản Professional SP1



Sau khi chọn phiên bản Windows 7 xong, bạn nhấp vào Confirm



Tiếp đến tới phần chọn ngôn ngữ của phiên bản Windows 7, bạn click vào Choose one



Danh sách các ngôn ngữ hiển thị lên, bạn chọn English (tiếc là không có ngôn ngữ tiếng Việt ^^ )



Sau đó bạn cũng click vào Confim



Cuối cùng bạn sẽ thấy phần tải Windows 7 hiển thị. Ở đây bạn có thể tải từ 2 khung như mình khoan đỏ ở dưới:


  1. Khung 1: tại đây bạn click vào 64-bit Download để tải phiên bản Windows 7 64-bit hoặc click vào 32-bit Download để tải phiên bản Windows 7 32-bit.

  2. Khung 2bạn có thể click chuột vào Copy link for 32 bit hoặc 64 bit để copy link tải file ISO Windows 7 32 hoặc 64 bit, sau đó dán link đó vào trình duyệt hoặc dùng IDM tải.



Với khung 1, khi bạn click chọn phiên bản xong thì sẽ có cửa sổ File Download hiển thị, bạn chọn Save



Sau đó, nếu máy tính của bạn có cài phần mềm IDM thì IDM sẽ hiển thị để bạn chọn tải file.



Nếu máy bạn chưa cài IDM hoặc các phần mềm hỗ trợ download khác thì máy tính sẽ hỏi bạn nơi lưu file. Bạn có thể chọn nơi lưu bất kỳ nhưng để dễ tìm kiếm file thì bạn nên chọn lưu ở ngoài màn hình Desktop bằng cách: chọn DesktopSave tương tự như hình dưới



Tốc độ tải file khá nhanh:



Chúc các bạn thực hiện thành công
GoldTime Coffee

Posted in

Spread the love

Hướng dẫn đổi DNS Google trên Windows 7, 8, 10 và XP

Đổi DNS google giúp bạn truy cập được các website bị nhà mạng chặn như: facebook, blogspot hoặc không thể đăng nhận xét trên blogtinhoc.vn. Để đổi DNS bạn cần thay đổi IP DNS thành 8.8.8.8 và 8.8.4.4 cụ thể theo hướng dẫn dưới đây:


Đổi DNS google trên Windows 7, 8 và 10


Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng wifi hoặc biểu tượng mạng chọn Open Network and Sharing Center.



Khi máy tính bạn đang kết nối Wifi


Khi máy tính bạn đang dùng mạng dây hoặc 3G

Bước 2: Click chọn Wi-Fi(Tên wi-fi) hoặc Ethernet (khi bạn đang dùng mạng dây hoặc 3G)


Khi máy tính bạn đang kết nối Wifi


Khi máy tính bạn đang dùng mạng dây hoặc 3G

Bước 3: Một cừa sổ sẽ hiện lên, bạn hãy chọn Properties.


Bươc 4: Click vào Internet protocol Version 4(TCP/IPv4) và sau đó chọn Properties.


Bước 5: tại đây bạn chỉ quan tâm tới vùng được khoan màu đỏ, ngoài vòng màu đỏ bạn giữ nguyên. Đầu tiên bạn chọn Use the following DNS server address sau đó bạn điền 2 dòng 8.8.8.88.8.4.4 vào hai ô bên dưới như hình dưới, sau đó chọn OK để hoàn thành việc đổi DNS google.


Đổi DNS google trên Windows XP


Bước 1: Bạn nhấn Start góc dưới bên trái, sau đó chọn Control Panel.



Bước 2 : Trong cửa sổ Control Panel, click đúp chuột vào Network Connections.



Bước 3 :Click chuột phải vào kết nối hiện tại của bạn trong cửa sổ Network Connections và sau đó chọn Properties (trong cửa sổ này với một số máy tính sẽ có nhiều kết nối, khi đó bạn xem kết nối nào có cữ Connected ở dòng thử 2 thì các bạn chọn chuột phải vào)



Bước 4 : Chọn Internet Protocol(TCP/IP) và nhấn vào nút Properties.



Bước 5 : tại đây bạn chỉ quan tâm tới vùng được khoan màu đỏ, ngoài vòng màu đỏ bạn giữ nguyên. Đầu tiên bạn chọn Use the following DNS server address sau đó bạn điền 2 dòng 8.8.8.88.8.4.4 vào hai ô bên dưới như hình dưới, sau đó chọn OK để hoàn thành việc đổi DNS google.


Sau khi thực hiện các bước trên thì bạn đã hoàn thành việc cài đổi DNS google.
GoldTime Coffee

Posted in

Spread the love